Tin tức

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

17/04/2021 Tin tức

Thoát vị đĩa đệm ngày nay khá là phổ biến bởi vấn đề sảy ra không chỉ ở người lớn tuổi mà đang dần trẻ hoá, đặc biệt là người lao động nặng và nhân viên văn phòng.

Vấn đề thoát vị đĩa đệm luôn luôn được người dân quan tâm do những cơn đau có thể sảy ra thường xuyên gây phiền hà khó, chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt, chất lượng cuộc sống.

Thoát vị đĩa đệm thực ra là một bệnh không nguy hiểm nếu chúng ta hiểu rõ về nó, về mức độ, giai đoạn của bệnh. Vấn đề được đặt ra ở đây đó chính là sự tiến triển âm thầm của bệnh, sự chủ quan của người bệnh, tìm hiểu không kỹ, không được phát hiện sớm, điều trị không đúng cách, không có được liệu pháp trị liệu, thể dục, phòng ngừa đúng cách dẫn tới diễn tiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Việc phân loại Thoát vị đĩa đệm là việc vô cùng quan trọng trong chẩn đoán cũng như xác định thời gian vàng để điều trị cho bệnh nhân. Đôi khi so sánh mức độ, giai đoạn của lâm sàng và cận lâm sàng hoàn toàn khác nhau, do cảm nhận đau của mỗi người khác nhau, quan điểm điều trị khác nhau, sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân, dẫn đến tình trạng việc điều trị mang lại hiệu quả kém, tiến triển bệnh ngày một trầm trọng hơn. Có rất nhiều kiểu phân loại thoát vị đĩa đệm và các kiểu phân loại thường kết hợp với nhau.

Bác sĩ Hạnh Thường sẽ trình bày một cách chi tiết nhất về cách phân loại cũng như các giai đoạn tiến triển của thoát vị đĩa đệm để chúng ta nắm rõ hơn. Cụ thể:

Phân loại theo giai đoạn của bệnh dựa trên triệu chứng lâm sàng

Giai đon cp

  • Có thể là những triệu chứng của những cơn đau đầu tiên, thường là dấu hiệu dự báo và cơn đau giống như cơn đau lưng thông thường (bởi vậy bệnh nhân thường bỏ qua những cơn đau này và âm thầm chịu đựng). Rất ít khi bệnh nhân tới khám hay than phiền với bác sĩ về những triệu chứng này vì có thể không cần điều trị thì một vài ngày cũng có thể giảm đau và hết đau hẳn
  • Hoặc có thể là cơn đau đột ngột và dữ dội vùng thắt lưng ngay từ lần đầu tiên (thường là do sang chấn cột sống, vi chấn thương cột sống do té ngã, hay do bất động lâu, do sai tư thế đột ngột). Bệnh nhân tới khám, được chích thuốc hoặc kê toa 5-7 ngày kèm chế độ nghỉ ngơi tập luyện hợp lý là có thể ổn định, trở lại công việc bình thường
  • Cơn đau cấp trên bệnh nhân đau lưng mạn tính. Trường hợp này gặp khá là phổ biến. Có thể do chế độ sinh hoạt tập luyện giữ gìn cột sống không tốt, vận động nặng, sai tư thế đột ngột, bệnh nhân có tiền sử đau lưng từ trước, bệnh nhân có thoái hoá cột sống.

Giai đon bán cp

  • Thường từ ngày thứ 4 – 5 trở đi sau giai đoạn cấp
  • Giai đoạn này những cơn đau có thể thuyên giảm, nhưng bệnh nhân vẫn chưa có thể trở lại công việc bình thường
  • Giai đoạn này đa số bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú

Giai đon mn

  • Bệnh nhân có thể đau hoặc không,
  • Cơn đau có thể đến bất chợt (đợt cấp/ mạn), thường là đau âm ỉ, cơn đau gắn liền với những lần gắng sức, đứng lâu hoặc ngồi lâu, hay mỏi lưng, thậm chí có cảm giác đau tê xuống hông chân (trong trường hợp có căng rễ thần kinh).
  • Nghỉ ngơi có thể đỡ hoặc không.

Phân loại theo giai đoạn của thoát vị

Phân loại này cũng có thể phân loại dựa trên thăm khám lâm sàng, kinh nghiệm của bác sĩ, nhưng để xác định chính xác thì cần chụp MRI (Cộng hưởng từ) cột sống thắt lưng – cùng. Dựa vào phân loại giai đoạn này cũng đưa ra phân loại về mức độ của bệnh.

Giai đon 1 (Mức độ nhẹ) – Phng đĩđệm.

  • Một số quan niệm cho rằng, ở giai đoạn này không được xem là một thể thoát vị, nhưng đó là cơ sở để tiến triển sang những giai đoạn tiếp theo.
  • Vòng xơ vẫn bình thường tuy nhiên nhân nhầy đã có xu hướng biến dạng
  • Bệnh nhân thường khó phát hiện do những cơn đau không liên tục, cơn đau không rõ ràng nên rất dễ nhầm lẫn với đau lưng thông thường.

Giai đon 2 (Mức độ vừa) – Lđĩđệm

  • Vòng xơ đã bị suy yếu, bị rách nhưng chưa hết chiều dày của vòng xơ.
  • Nhân nhầy vẫn ở trong bao xơ nhưng tạo thành ổ lồi khu trú.
  • Tuỳ vào vị trí lồi (trung tâm, cạnh trung tâm, bên lỗ ghép), kích thước, mức độ lồi mà có những triệu chứng và hội chứng khác nhau.
  • Bệnh nhân có thể cảm thấy đau lưng cục bộ, cá biệt một số bệnh nhân có thể cảm nhận đã có sự chèn ép thần kinh nên có thể gặp phải những cơn đau dữ dội (như mô tả giai đoạn đau cấp ở trên).
  • Có thể đau lan xuống mông thậm chí xuống chân theo rễ thần kinh bị chèn ép nếu mức độ lồi đĩa đệm nặng chèn ép rễ.
  • Cũng có những trường hợp thoát vị trung tâm gây hẹp ống sống nặng ở giai đoạn này ngay cả khi bao xơ chưa rách hoàn toàn nên hội chứng chùm đuôi ngựa vẫn có khả năng xảy ra.
  • Phần lớn gặp bệnh nhân ở giai đoạn này, và cơn đau tái đi tái lại nhiều lần, có thể do bệnh nhân không tuân thủ chế độ sinh hoạt tập luyện, có thể do tính chất công việc, do vận động sai tư thế.

Giai đon 3 (Mức độ nặng) – Thoát v đĩđệm thc th

  • Bao xơ đã bị rách hoàn toàn, nhân nhầy và các tổ chức khác thoát ra ngoài nhưng vẫn là một khối với nhau, chúng chèn ép vào rễ thần kinh làm cho các triệu chứng trở nên rõ ràng như đau dữ dội, tê bì, nhói, chuột rút, mệt mỏi, hạn chế vận động.
  • Ở giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất trong việc lựa chọn phương pháp điều trị đối với cả bệnh nhân cũng như bác sĩ.
    • Điều trị bảo tồn hay phẫu thuật?
    • Bảo tồn như thế nào?
    • Lựa chọn phương pháp điều trị ra sao? …
  • Đôi khi bệnh nhân lựa chọn những phương pháp điều trị sai cách ở giai đoạn này khiến cho bệnh càng trở nên trầm trọng hơn, thần kinh chèn ép lâu ngày, giai đoạn đau viêm tái đi tái lại nhiều lần khiến cột sống, phần mềm xung quanh dần trở nên xơ hoá, ống sống và lỗ tiếp hợp ngày càng hẹp, mức độ chèn ép ngày càng tăng, cơ lực chi dưới dần trở nên yếu nhiều hơn, cảm giác bắt đầu kém hoặc có thể nặng hơn là rối loạn cảm giác.
  • Việc cân nhắc phẫu thuật ở giai đoạn này cũng không phải là không thể đối với bệnh nhân chưa muốn can thiệp tới phẫu thuật mà vẫn muốn điều trị bảo tồn, hoặc đối với những bệnh nhân cao tuổi, nhiều bệnh nền, sức khoẻ không đảm bảo…
  • Nhưng lời khuyên đặt ra của bác sĩ đối với bệnh nhân vẫn là phẫu thuật khi điều trị bảo tồn thất bại, không tiến triển, hoặc có những dấu hiệu tình trạng nặng nề hơn.
  • Đưa ra khuyến nghị chỉ định phẫu thuật sớm cho bệnh nhân cũng là việc thuận tiện hơn cho vấn đề phục hồi chức năng một cách tốt nhất sau phẫu thuật.

Giai đon 4 (Mức độ rất nặng)

  • Biến chứng hẹp ống sống, chèn ép thần kinh nặng.
  • Thoát vị đĩa đệm có thể có hoặc không có mảnh rời.
  • Khi khối thoát vị lớn, tình trạng lâu ngày nhân nhày thoát ra ngoài và có hiện tượng tách ra khỏi phần đĩa đệm.
  • Giai đoạn này bệnh nhân gặp phải sự đau đớn rất nhiều, có thể mất cảm giác, rối loạn cảm giác, có bệnh nhân đã teo chân, yếu cơ thậm chí có thể liệt, mất kiểm soát chức năng tiểu, đại tiện, kể cả chức năng sinh lý như rối loạn cương dương (Trong hội chứng chùm đuôi ngựa). Xem thêm bài “Hội chứng chùm đuôi ngựa”

Phân loại theo thể thoát vị

Theo sự chèn ép vào thần kinh – tuỷ sống

Thoát v đĩđệm th trung tâm

  • Nhân nhày thoát ra chèn ép trực tiếp lên tủy sống.
  • Loại thoát vị này thường không gây hiện tượng tê bì tay chân nhiều, tưởng chừng như không có gì nguy hiểm, tuy nhiên lại là trạng thái nguy hiểm nhất vì nếu nhân nhày chèn ép nhiều bệnh nhân sẽ bị mất hoàn toàn chức năng vận động và kiểm soát hệ bài tiết (Hội chứng chùm đuôi ngựa).
  • Vì vậy cần đặc biệt lưu ý tới thể thoát vị này. Phải có chế độ giữ gìn cột sống, đĩa đệm thật tốt ở những giai đoạn sớm.

Thoát v đĩđệm cnh trung tâm (Thể kết hợp)

  • Nhân nhày chèn ép và cả tuỷ sống và rễ thần kinh

Thoát v đĩđệm chèn r thn kinh phi hoc trái (Thoát vị lỗ ghép)

  • Đa số bệnh nhân gặp phải thể này vì dây chằng vị trí này thường yếu hơnn.
  • Các dấu hiệu chèn ép thường thể hiện khá rõ ràng.

Theo vị trí thoát vị

Thoát v đĩđệm ra sau

Đây là thể khá phổ biến, thể này bệnh nhân thường gặp các triệu chứng đau mỏi, đau lan, tê bì, nhức nhối…

Thoát v đĩđệm ra trước

Đa số bệnh nhân gặp thể này thường không đau do nhân nhày thoát ra không chèn ép vào thần kinh và tuỷ sống. Ít gặp

Thoát v đĩđệm vào thân đốt sng hay thoát v đĩđệm ni xp

Theo các hình thức thoát vị đĩa đệm

Thoát v đĩđệm thành mt khi do gp mnh ct sng

Có triệu chứng ép rễ đột ngột có liệt cơ và rối loạn cơ vòng.

Thoát v đĩđệm hai bên phía sau vòng si b hư

Nhân nhày chảy sang hai bên nên bệnh nhân đau cả hai bên.

Thoát v đa tng

Là thoát vị nhiều đĩa đệm.

Thoát v nhân nhy b kt

Đau đột ngột, kèm theo đau thần kinh hông to.

Trên đây là bài viết về Các giai đoạn của Thoát vị đĩa đệm. Để tìm hiểu kỹ hơn, xin mời bạn đọc thêm những bài viết phân tích sâu hơn về Thoát vị đĩa đệm, hoặc thắc mắc về bệnh, bạn có thể gọi điện hoặc nhắn tin trực tiếp cho Bs. Hạnh Thường để được tư vấn kỹ hơn và hiểu rõ về bệnh cũng như cách điều trị và phòng tránh nhé.

Chúc bạn có một cuộc sống khoẻ mạnh!

Bình luận của bạn
loading